Tác giả sáng kiến:   Ông Nguyễn Hoài Thương - CBKT.

Các đồng tác giả:     Ông Hồng Văn Non - Phó Trưởng phòng;

                                  Ông Nguyễn Phát Đại - CBKT;

   

 

1. Tên kinh nghiệm hoặc giải pháp

Ứng dụng mô hình Bim trong công tác Quản lý dự án.

1.1. Căn cứ

- Luật Đấu thầu (Luật số 43/201/QH13) ngày 26 tháng 11 năm 2013;

- Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 03/2016/QH14, Luật số 35/2018/QH14, Luật số 40/2019/QH14 và Luật số 62/2020/QH14;

- Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020;

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 1 năm 2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quán lý chất lượng thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

- Quyết định số 2500/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Thủ tướng chính phủ về đề án áp dụng Mô hình thông tin công trình (Bim) trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình;

- Thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 08 năm 2021;

- Thông tư 01/2015/TT-BKHĐT ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Bộ Kế hoạch đầu tư Quy định chi tiết lập Hồ sơ mời quan tâm, Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu dịch vụ tư vấn;

- Các tài liệu tham khảo về ứng dụng mô hình BIM.

1.2. Thời gian thực hiện: Năm 2023.

1.3. Nơi thực hiện: Địa bàn toàn tỉnh Sóc Trăng.

1.4. Thực trạng tình hình:

Xuất phát thực trạng hiện nay với xu thế tiếp cận công nghệ 4.0 trong công tác quản lý dự án, các thông tin liên quan đế hạ tầng đều được thiết kế và quản lý, lưu trữ dưới dạng hồ sơ giấy gây khó khăn trong quá trình lưu trữ, cập nhật, sửa đổi và chia sẻ thông tin. Đồng thời, Chính phủ cũng đang đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số hướng tới xây dựng đô thị thông minh. Do đó, thực tiễn đặt ra nhu cầu cần thiết có sự phát triển về mặt ứng dụng mô hình thông tin BIM trong việc quản lý dự án công trình cầu đường và hạ tầng kỹ thuật. Đây là một điều hết sức cần thiết vì việc sử dụng Bim sẽ đem đến những ưu điểm sau:

- Mô hình hóa thông tin hạng mục công trình cầu đường và hạ tầng kỹ thuật;

- Tăng năng suất, chất lượng thiết kế, thuận lợi trong công tác điều chỉnh;

- Lập biện pháp thi công, trình tự và tiến độ thi công theo công nghệ BIM một cách trực quan;

- Kiểm soát xung đột, giao cắt tự động trong quá trình thi công;

- Hạn chế được các sai sót trong quá trình thực hiện, kiểm soát khối lượng tốt hơn;

- Phát hiện sớm các điều kiện thi công khó khăn và đưa ra giải pháp phù hợp;

- Tiết kiệm thời gian và chi phí cho chủ đầu tư;

- Thuận lợi trong công việc lưu trữ, cập nhật, sửa đổi, kết nối và chia sẽ dữ liệu trong công tác quản lý dự án;

- Xây dựng tác phong làm việc nhóm góp phần xây dựng sản phẩm số, công nghệ số, chính quyền điện tử, đô thị thông minh.

Song song đó, việc triển khai mô hình BIM cũng còn tồn tại nhiều thách thức khó khăn như sau:

- Chi phí đầu tư ban đầu lớn;

- Yêu cầu phải đào tạo nâng lực để đáp ứng;

- Đầu tư thiết bị, máy móc, phần mềm…;

- Quy định của dự án vẫn theo truyền thống cũ do đó việc chuyển giao BIM từ giai đoạn thiết kế sang các giai đoạn giám sát, thi công, quản lý dự án, vận hành khai thác, duy tu bảo dưỡng còn gặp nhiều khó khăn.

1.5. Mục đích, yêu cầu của kinh nghiệm (giải pháp) hữu ích trong công tác.

Nhằm phát huy hiệu quả trong công tác quản lý, tiếp cận cũng như định hướng phát triển theo xu hướng công nghệ 4.0, nâng cao năng lực trong công tác quản lý để nhầm rút ngắn tiến độ, cải thiện năng suất, nâng cao chất lượng, giảm chi phí và nơi lưu trữ dữ liệu thuận tiện phục vụ cho quá trình vận hành, quản lý.

2. Các nội dung chính của kinh nghiệm hoặc giải pháp

- Tăng tính hợp tác và giao tiếp:

Các mô hình BIM kỹ thuật số cho phép chia sẻ, cộng tác và lập phiên bản, đầy là điều mà các bộ bản vẽ giấy không làm được. Với các công cụ dựa trên đám mây dữ liệu sẽ giúp các công tác BIM có thể diễn ra liền mạch trên tất cả các lĩnh vực trong dự án. Cho phép đơn vị quản lý dự án kịp thời nắm bắt các thay đổi thiết kế, thi công và chia sẽ các mô hình dự án, phối hợp lập lế hoạch, đảm bảo tất cả các bên liên quan đến thiết kế để có cái nhìn sâu sắc về tổng thể dự án.

- Kiểm soát chi phí sớm:

Chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn xây dựng dễ dàng ước tính các chi phí sớm hơn trong giai đoạn lập kế hoạch đầu tư.

- Mô hình hóa dự án:

Bằng cách sử dụng BIM, Chủ đầu tư sẽ có kế hoạch và hình dung toàn bộ dự án trong quá trình tiền xây dựng, trước khi hoàn thiện công trình. Mô phỏng sử dụng không gian và hình ảnh hóa 3D cho phép trải nghiệm không gian sẽ trong như thế nào, cung cấp khả năng thay đổi điều chỉnh trước khi bắt đầu xây dựng. Có một cái nhìn tổng quan hơn ngày từ đầu giúp chủ đầu từ giảm thiểu những thay đổi tốn kém rủi ro và mất thời gian vế sau trong quá trình quán lý thi công.

- Phát hiện sớm và tăng khả năng phối hợp:

BIM cho phép người quản lý có cái nhìn tổng thể tốt hơn, có cơ hội lập kế hoạch trước khi xây dựng, hạn chế những thay đổi phút cuối và các vấn đề không lường trước được bằng việc cho phép xem mốt cách tổng thể trực quan và xem xét trên nhiều khía cạnh, nhiều lĩnh vực.

- Tiết kiệm chi phí và giảm rủi ro trong công tác quản lý:

Sự hợp tác chặt chẽ hơn với các nhà thầu sẽ giúp giảm chi phí bảo hiểm rủi ro đấu thầu, giảm chi phí bảo hiểm, ít biến động tổng thể hơn và ít cơ hội yêu cầu bồi thường hơn. Tổng quan tốt về dự án trước khi bắt đầu sẽ giúp giảm lãng phí về vật liệu không sử dụng, giảm chi phí lao động cho công việc, tài liệu và thông tin sai lệch.

- Cải thiện chu kỳ dự án:

Cùng với việc tiết kiệm chi phí, BIM còn giúp đơn vị quản lý tiết kiệm thời gian bằng cách giảm thời gian của các chu kỳ dự án và loại bỏ các khoảng lùi tiến độ xây dựng. BIM cho phép thiết kế và tài liệu được thực hiện cùng một lúc, tài liệu có thể dễ dàng thay đổi thích ứng với thông tin mới. Các lịch trình có thể được lập kế hoạch chính xác hơn và được truyền đạt chính xác, sự phối hợp được cải thiện giúp các dự án có nhiều khả năng hoàn thành đúng hạn hoặc sớm hơn.

- Bàn giao công trình với cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh:

Thông tin mô hình BIM cho phép người quản lý nhìn thấy hoạt động của công trình sau khi kết thúc xây dựng. Sử dụng phần mềm xây dựng, bản ghi kỹ thuật số liên tục, chính xác về thông tin công trình có giá trị cho việc quản lý và cải tạo cơ sở vật chất trong toàn bộ vòng đời của dự án.

3. Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng nhân rộng

Hiện đề tài chưa được áp dụng trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên đã được áp dụng ở một số nơi khác thông qua các dự án và công trình cụ thể như: Dự án cầu thủ thiêm 2, Dự án khu đô thị Vàm Cỏ Đông (Waterpoint), Tháp sông Mê Kong (Delta River Tower), Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, Khu resort eco-park Trí Việt Hội An, Đường Metro 2 Bến Thành – Tham Lương, Quốc lộ 1 đoạn đi qua Quảng Trị, Cầu Sài Gòn 2, Hầm qua sông Sài Gòn, Cầu Vàm Cống, Cầu Hoàng Văn Thụ, Nút giao An Phú...Sau khi đề tài được phê duyệt các Chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh có thể tham khảo áp dụng để quản lý các tổ chức tư vấn và các nhà thầu thi công xây dựng đang thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh.

4. Nêu hiệu quả và đánh giá

Đề tài ” Ứng dụng mô hình Bim trong công tác Quản Lý dự án” sẽ giúp trực quan hóa thông qua hình ảnh mô phỏng 3 chiều hổ trợ Cấp thẩm quyền quyết định đầu tư, Ban QLDA dễ dàng phát hiện bất hợp lý trong quá trình đánh giá, nhanh chóng, hiệu quả hơn, để lựa chọn phương án tối ưu nhờ các thông tin được tích hợp sẵn trong mô hình. Ngoài ra, cũng là công cụ lập kế hoạch toàn diện, nâng cao khả năng điều hành, quản lý tổng thể đối với cả vòng đời dự án ở trình độ công nghệ tiên tiến theo mô hình không gian 3D. Cung cấp cho Ban QLDA một mô hình trực quan, cùng với các yếu tố tích hợp như tiến độ thi công. Giúp quản lý thực hiện công việc dễ dàng và có sự chuẩn bị tốt về huy động nguồn bố. Giúp quản lý thực hiện công việc dễ dàng và có sự chuẩn bị tối về huy động nguồn vốn. Việc ứng dụng BIM thông qua việc tiêu chuẩn hóa tất cả các công đoạn thực hiện, cách thức chuyển giao dữ liệu…Nhờ đó, Ban QLDA sẽ theo dõi, giám sát việc thực hiện thiết kế, thi công thuận lợi, chính xác. Các nội dung liên quan đến công việc trong suốt quá trình thực hiện dự án được cập nhật đầy đủ theo chức năng quản lý thông qua hình ảnh mô phỏng không gian theo trình tự xây dựng, để tất cả các bên liên quan từ Chủ đầu tư, Ban QLDA, các nhà thầu tư vấn và thi công tham gia đều có thể tiếp cận bằng phương pháp tại chổ hoặc qua mạng. Trong khai thác sử dụng, vận hành và bảo trì công trình, BIM giúp đơn giản hóa việc bàn giao thông tin tới thiết bị đã được lắp đặt cho công trình. Tập hợp các thông tin về vật liệu lắt đặt và bảo trì cho các hệ thống công trình. Thông tin này có thể được liên kết tới đối tượng trong mô hình công trình được quản lý không gian nhiều chiều của BIM. Giúp chủ sở hữu công trình có đầy đủ thông tin chính xác và quan trọng cho việc quản lý vận hành công trình. Trong bảo trì công trình, thiết bị và hệ thống công nghệ BIM giúp người quản lý theo dõi trang thái toàn công trình cả tổng thể lẫn chi tiết, quản lý thích ứng tuổi thọ, đánh giá chính xác, kịp thời chất lượng công trình và quy mô cần bảo trì. Dự báo được các rủi ro, hiện tượng bất thường, kịp thời sữa chữa khắc phục khi xảy ra hư hỏng, Như một nền tảng hổ trợ giám sát các hệ thống kiểm soát thời gian thực.

5. Giải pháp nhân rộng

Đây là giải pháp lớn, đồng bộ cần có sự nghiệm cứu của tập thể, chỉ đạo của Ban Giám đốc trước khi triển khai vào công tác Quản lý dự án.

6. Kiến nghị

Hiện nay, trên thế giới cũng như Việt Nam việc áp dụng mô hình thông tin công trình BIM sẽ là xu thế tất yếu của ngành xây dự nói chung và lĩnh vực hạ tầng giao thông nói riêng. Chính phủ Việt Nam đang khuyến khích việc áp dụng BIM cho các dự án thí điểm từ đó đã ban hành các đướng dẫn, tiêu chuẩn BIM phù hợp với hoàn cảnh phát triển hướng đến công nghệ 4.0 và đô thị thông minh. Việc “Ứng dụng mô hình Bim trong công tác Quản lý dự án” trên địa bàn tỉnh sẽ là bước ngoặt phát triển nhằm nâng cao chất lượng công trình trên địa bàn tỉnh dự kiến sẽ đem lại hiệu quả tích cực trong lĩnh vực xây dựng nói chung và ngành xây dựng nói riêng. Tuy nhiên, việc ”Ứng dụng mô hình Bim trong công tác Quản lý dự án” cũng sẽ còn gặp nhiều thách thức khó khăn về chuyển giao công nghệ, yêu cầu thiết bị máy móc hiện đại, chi phí đầu tư đào tạo nhân lực lớn.                           

Đại diện nhóm tác giả: Nguyễn Hoài Thương