Trong giai đoạn cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Công nghiệp 4.0) hiện nay, tập trung vào công nghệ kỹ thuật số từ những thập kỷ gần đây lên một cấp độ hoàn toàn mới với sự trợ giúp của kết nối thông qua Internet vạn vật, truy cập dữ liệu thời gian thực và giới thiệu các hệ thống vật lý không gian mạng. Mã QR là một trong những giải pháp công nghệ “hot” và cực kỳ phổ biến hiện nay trong việc lưu trữ, chia sẻ thông tin như: đường link website, thông tin tài khoản ngân hàng, giới thiệu sản phẩm, thông tin sự kiện, thông tin cá nhân,… với độ bảo mật cao.
Hình 1. Hình dạng mã QR và cách quét mã qua camera điện thoại thông minh
Mã QR (QR Code là viết tắt của Quick Response Code) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1994, được tạo ra bởi công ty Denso Wave (Nhật Bản), được tạo ra với ý định cho phép mã được giải mã ở tốc độ cao. Mã QR bao gồm những chấm đen và ô vuông mẫu trên nền trắng, cho phép quét và đọc mã nhanh hơn bằng các thiết bị như máy đọc mã vạch hoặc điện thoại có camera với ứng dụng cho phép quét mã, vô cùng tiện lợi. Một số ưu điểm cũng như tác dụng của mã QR:
- Sử dụng dễ dàng và nhanh chóng;
- Không cần sử dụng thiết bị đặc biệt;
- Lưu dữ liệu hoàn toàn miễn phí;
- Tính bảo mật cao;
- Tiếp thị bằng mã QR có tính lan truyền cao;
- Sử dụng mọi lúc, mọi nơi.
Với nhiều ưu điểm và khả năng ứng dụng cao của mã QR, đơn vị cũng đã triển khai áp dụng mã QR để mã hóa một số website của đơn vị và một số website của cơ quan trong tỉnh nhằm giúp cho người dân khi đến đơn vị có thể dễ dàng truy cập và tiếp cận thông tin một cách chính xác và nhanh chóng, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, tạo ra sự đổi mới và linh hoạt.
Hình 2. Ứng dụng mã QR tại Ban Quản lý dự án 2 tỉnh Sóc Trăng